Gin là một trong những họ rượu được cả thế giới công nhận – là loại rượu mạnh bán chạy hàng đầu ở các nước phương Tây – cũng là một trong những loại rượu nền pha chế cocktail được ưa chuộng nhất. Cái tên vô cùng quyền lực này còn điều gì nổi bật và thú vị? Cùng Việt Úc tìm hiểu ngay sau đây…
Rượu Gin là gì?
Gin là một loại rượu mạnh được chưng cất từ lúa mạch hoặc khoai tây hay bất kỳ loại ngũ cốc khác (ngô, lúa mì, mạch đen…) lên men kết hợp cùng một số loại gia vị, thảo mộc (quả bách xù là điển hình, hay vỏ cam, hồi, hạt rau mùi, thảo quả, cam thảo…) và trái cây tươi mát khác, trong suốt, không màu, có hương vị đa dạng, theo vị của thảo mộc. Được biết, Gin hiện sở hữu đến 15 hương vị thảo mộc riêng.
Trong một số tài liệu ví Gin như một loại Vodka có hương vị, nồng độ cũng cao hơn Vodka, vào khoảng 34-47%. Hay rượu mùi nếu được cho thêm đường.
Công dụng của họ rượu Gin là gì?
Ngoài dùng uống/ phục vụ trực tiếp, tạo sự hưng phấn và ngon miệng, rượu Gin còn làm nguyên liệu pha chế cocktail, thậm chí trở thành thuốc chữa bệnh như: lợi tiểu, chống sốt rét, béo phì hay chống đột quỵ hữu dụng.
Nguồn gốc của rượu Gin từ đâu?
Gin là sản phẩm của tiến sỹ Sylvius, một nhà vật lý kiêm giáo sư y khoa Trường Đại học Layden (Hà Lan), xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 13 với tên “Jenever”, có vai trò như một loại thuốc. Mặt dù khởi nguồn của họ rượu mạnh này là từ Hà Lan nhưng người Anh đã góp công khiến Gin trở nên nổi tiếng và phổ biến như ngày nay. Vì thế, nhiều người nhầm tưởng nó đến từ xứ sở sương mù.
Thực chất sự nhầm lẫn này là gì?
Trong cuộc nổi dậy chống thực dân Tây Ban Nha vào năm 1585, Anh vốn là đồng minh của Hà Lan. Khi đó, để giúp binh lính Anh ổn định tâm trí, bình tĩnh và can đảm hơn khi chiến đấu, người Hà Lan đã cho họ dùng thử một loại chất lỏng lên men từ mạch nha và thảo mộc. Sau này, khi chiến tranh kết thúc, người Anh đã mang thứ nước này về rồi nghiên cứu và phát triển nó thành dòng rượu Gin mà đông đảo người dùng trên thế giới đang thưởng thức và ưa chuộng hiện nay.
Quá trình sản xuất rượu Gin ra sao?
Gin được sản xuất bằng cách cho len men ngũ cốc – sau đó, chưng cất chúng nhiều lần trong nồi chưng dạng cột đứng, hình trụ. Ở lần chưng cất đầu tiên, rượu có nồng độ cồn còn thấp, sau đó tăng dần lên và đạt mức cần thiết qua việc lặp đi lặp lại nhiều lần quy trình chưng cất chuẩn đó. Sau cùng, khi quá trình chưng cất hoàn tất, người ta sẽ cho thêm – kết hợp một số loại thảo dược và quả bách xù vào để tạo hương vị đặc trưng cho rượu Gin: nhẹ nhàng và tinh khiết hay mạnh mẽ và căng tràn.
Video mô phỏng quá trình chưng cất Gin (Bombay Sapphire) – Nguồn: Youtube
Phân loại rượu Gin thế nào?
Gồm có:
+ Clear Gin: đây là loại rượu có màu trong suốt, ít ngọt, ít đường, chính là biểu trưng của sự kết tinh bằng quá trình chưng cất của các loại thảo mộc thành phần với số lần nhiều hơn một. Hương vị của Clear Gin không chỉ thơm mà lại còn cay cay rất đặc trưng của các loại thảo mộc.
+ Golden Gin: loại rượu Gin này lại có màu vàng nhạt, do được ủ trong thùng gỗ (có thể là thùng gỗ sồi hoặc không phải). Khi đó, hương vị của rượu sẽ được thấm vào thùng gỗ để dấy lên được hương vị ngon, nồng và thơm. Loại rượu này rất ít được sản xuất trên thế giới.
+ Flavoured Gin: loại rượu này lại có một điểm đặc biệt với khả năng gây được cho những người thưởng thức cảm giác thích thú. Hương vị của loại rượu này được lồng ghép giữa hương trái cây với cả mùi thảo mộc để tạo nên sự hấp dẫn cũng như nét phá cách rất độc đáo.
Một số loại rượu Gin nổi tiếng thế giới
Nhắc đến Gin không thể không gọi tên các dòng nổi bật như:
– Bombay Sapphire: có vị đặc trưng của quýt chín, cùng chanh, mang màu xanh ngọc bích, chuẩn vị ngọt ngào, nhẹ nhàng và gần gũi.
– London Dry Gin: có thành phần chính là quả bách xù và thực vật, vị cay và đậm mùi thảo mộc, không đường, rất ít ngọt; được xem là dòng Gin chuẩn mực nhất mà ai cũng nên thử khi tìm hiểu loại rượu mạnh này.
– Plymouth Gin: được đặt tên theo địa danh chưng cất cùng tên, có vị ngọt hơn London Dry, tỷ lệ thảo dược cũng cao hơn, tạo cảm giác nồng nhiệt và rạo rực hơn khi thưởng thức.
– Old Tom Gin: có vị ngọt hơn Dry Gin và ít ngọt hơn Genever, được nhận diện bởi hình tượng chú mèo màu đen trên nắp chai.
– Genever Gin: còn gọi là Dutch Gin hay Holland Gin, được tạo ra bằng cách ngâm rượu mạch nha cùng với thảo dược, cho ra thành phẩm là Gin nguyên bản, tương đương Vodka nhưng có vị pha trộn của lúa mạch và đất.
– Sloe Gin: được tạo ra bằng cách nghiền các quả mọng trong rượu Gin rồi làm ngọt và đóng chai ở nồng độ tối thiểu 25%, dùng uống trực tiếp ở dạng nguyên chất hoặc làm nguyên liệu pha chế cocktail Sloe Gin Fizz.
– Morden Gin: thơm và đa dạng hương vị, được ưa chuộng trong pha chế cocktail hiện đại.
– Navy Strength Gin: chủ yếu dùng pha chế cocktail vì nồng độ cồn cao, lên đến 57%.
– Barrel-Aged Gin: có hương vị mạnh và phức tạp hơn các dòng Gin khác, được dùng uống trực tiếp trong ly đá mà không cần pha chế thêm.
– Và nhiều biến thể khác.
Phục vụ rượu Gin thế nào?
+ Gin có thể được sử dụng nguyên chất, uống trực tiếp bằng ly cherry (ít khi uống).
+ Uống rượu Gin với đá (Gin on the rock) hoặc pha với nước tonic (chế thành món gin tonic nổi tiếng).
+ Được sử dụng thêm để làm rượu nền cho rất nhiều loại cocktail nổi tiếng thế giới, có thể kể đến như: Martini, Singapore Sling, White Lady, Paradise….
Công thức pha chế cocktail từ rượu Gin
Phần lớn Gin ít được uống trực tiếp do nồng độ cồn cao và hương vị mạnh, hắt nồng vào mũi khi thưởng thức. Thay vào đó, nó được dùng làm rượu nền để pha chế cocktail bằng cách kết hợp cùng các nguyên liệu khác cho ra hương vị mới đặc trưng, nổi bật đồng thời nồng độ cũng được giảm mạnh sau đó.
Là một trong những loại rượu mạnh bán chạy nhất thế giới, Gin luôn được lòng Bartender và thực khách bởi sự mạnh mẽ, cá tính nhưng đầy thu hút và lôi cuốn từ nhận diện cho đến hương vị. Hy vọng với rất nhiều thông tin được Việt Úc chia sẻ trên đây sẽ hữu ích, giúp nhân viên pha chế bổ sung vào kho kiến thức về rượu của mình để phục vụ khách ngày một tốt và chuyên nghiệp hơn.