Nguyễn Ngọc Dư – Trợ lý quản lý Nhà hàng nổi ELISA
Sinh năm 1993, từng học Trường Cao đẳng Kỹ thuật Miền Nam – ngành kỹ thuật xây dựng, được 2 năm thì thấy ngành mình đang học không hợp, Nguyễn Toàn Mỹ bỏ ngang, chuyển qua học nghề pha chế… và thành công!
Gặp Mỹ trong một tối cuối tuần tại nơi bạn đang là bar trưởng – nhà hàng NU, 25 Hồ Tùng Mậu, Q.1, TP.HCM, bạn đã cởi mở chia sẻ: “Hồi đó, cách đây 3 năm, khi đã học xong hai năm tại Trường Cao đẳng Miền Nam, thấy không ổn và được anh chị khuyên nên chọn lại ngành nghề. Thế là lên mạng tìm kiếm, nhân duyên nào đó đưa đẩy (cũng không nhớ nữa – mỉm cười), tôi đã chọn Trường Quản Lý Khách Sạn Việt Úc (VAAC) để đăng ký học”.
Gặp Mỹ trong một tối cuối tuần tại nơi bạn đang là bar trưởng – nhà hàng NU, 25 Hồ Tùng Mậu, Q.1, TP.HCM, bạn đã cởi mở chia sẻ: “Hồi đó, cách đây 3 năm, khi đã học xong hai năm tại Trường Cao đẳng Miền Nam, thấy không ổn và được anh chị khuyên nên chọn lại ngành nghề. Thế là lên mạng tìm kiếm, nhân duyên nào đó đưa đẩy (cũng không nhớ nữa – mỉm cười), tôi đã chọn Trường Quản Lý Khách Sạn Việt Úc (VAAC) để đăng ký học”.
Thời gian học tại trường của khóa pha chế 3 tháng, tuy ngắn nhưng theo Nguyễn Toàn Mỹ – đây là nơi đã trang bị cho bạn nhiều kỹ năng cơ bản, kiến thức nền tảng về nghề để sau đó ra làm được việc, tiếp tục rèn luyện tại các nhà hàng, quán bar khác.
Mỹ chia sẻ: “Nghề pha chế mang lại cho bartender rất nhiều thứ, trong đó, đặc biệt là bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện với nhiều người, từ trong lẫn ngoài nước với đủ nghề nghiệp khác nhau. Chính những lần trò chuyện đó sẽ cho bạn cơ hội học hỏi, có thêm kiến thức cùng những điều thú vị khác từ người khách của mình”.
Theo Mỹ, một bartender giỏi ngoài kỹ năng thì phải am hiểu văn hóa, cảm thụ mùi, vị cũng như hiểu rõ tính năng của từng loại thức uống, trái cây và khả năng kết hợp được với nhau giữa chúng, từ đó mới có thể sáng tạo ra những thức uống mới mang “màu sắc riêng” của mình.
Hỏi bạn, để có thể trở thành một người pha chế chuyên nghiệp có phải rèn luyện lâu không, khó khăn không? Mỹ bảo: tùy sự đam mê của mỗi người và tùy vào sự nghiêm túc của mỗi người trong quá trình học, rèn luyện.
Bạn chia sẻ thêm kinh nghiệm hai năm làm việc tại nhà hàng Nhật Sorae của mình (từ tháng 9-2014 đến 12-2016) của mình rằng: Một bartender phải có đam mê với công việc mình đang làm, luôn tìm tòi học hỏi (từ sách báo, trên mạng, tất cả có sẵn, chỉ là bạn có muốn tiếp thu thêm không; và một kênh quan trọng khác là đồng nghiệp của mình), rồi phải có tính cách riêng trong công việc (là khả năng sáng tạo).
Nguyễn Toàn Mỹ cho rằng, sự đam mê sẽ giúp cho người muốn trở thành bartender chuyên nghiệp vượt qua tất cả khó khăn để đạt được ước mơ của mình, không dừng bước trước vài thử thách trong nghề như thời gian hoặc rào cản giao tiếp, ngoại ngữ. Nói về những kỹ năng bổ trợ cho nghề, Mỹ khẳng định, phải giỏi ngoại ngữ và giao tiếp khéo léo, chính kỹ năng mềm bên cạnh khả năng pha chế ngon, giỏi sẽ giúp bạn thành công hơn.
Một điều khác nữa chính là “hạ cái tôi mình xuống”, điều này vừa áp dụng với khách của mình lẫn đồng nghiệp, cấp trên. “Đừng bao giờ giành phần đúng với khách, cứ nhận lỗi về mình rồi sau đó bạn hãy trình bày với quản lý mình sau”, Mỹ rút ruột chia sẻ.
Trong công việc, thi thoảng cũng có những đồng nghiệp xem mình là “ngôi sao” trong quầy bar vì có năng lực, tuy nhiên, theo Mỹ, những người như vậy sẽ khó đi xa trong nghề, bởi không hòa đồng được với tập thể. “Một tập thể phải hòa đồng, mỗi người phải thấy thành công của mình không thể tách rời thành công chung; thấy vai trò của người khác cũng tương hỗ cho chính mình”, bạn gửi gắm như một triết lý thành công mà bạn tâm đắc.
Chàng trai 23 tuổi này còn chia sẻ với chúng tôi “công thức” của nghề pha chế, rằng mỗi người thường sẽ trải qua quá trình công tác: làm ở vị trí nhỏ tại một chỗ nhỏ; làm vị trí nhỏ ở chỗ lớn; làm vị trí lớn ở chỗ nhỏ và cuối cùng là làm vị trí lớn ở chỗ lớn.
Mỹ cũng đang trên bước đường ấy với nhiều dự định cho mình mà một trong những dự định mà Mỹ “bật mí” với chúng tôi là: “Biết đâu sẽ đi dạy! Và nếu được sẽ trở lại Việt Úc để truyền nghề cho những bạn có cùng đam mê”.
Nói về trường, Mỹ cho biết ấn tượng của mình chính là, sau khi ra trường, học viên ngoài có được kiến thức vững vàng do thầy cô tâm huyết, có nghề hướng dẫn thì nhà trường còn giới thiệu nhiều chỗ làm để học viên trực tiếp liên hệ, có được việc làm như ý.
Đến giờ, khi đã đi làm được vài năm, Nguyễn Toàn Mỹ vẫn còn liên lạc với những người thầy dạy mình để thi thoảng chia sẻ công việc, có người còn thường đến chỗ Mỹ làm để thưởng thức thức uống do chính Mỹ pha chế, sau đó còn trao thêm nhiều kinh nghiệm quý báu.
Những người sếp/ quản lý cũ được Mỹ trân trọng học hỏi như anh Richie Fawcett hay anh Nguyễn Hoàng Đức được bạn nhắc đầy trân trọng. Mỗi người dạy cho Mỹ nhiều điều hay như nghiêm túc với bản thân, luôn say mê với công việc nhưng không quên cân bằng các mối quan hệ để vừa thành công trong nghề vừa hạnh phúc trong cuộc sống. Đặc biệt, từ cuộc thi Diageo World Class 2016, Mỹ tham gia với vai trò thí sinh, lọt vào top 12, ở đó Mỹ cũng trải nghiệm được nhiều điều thú vị từ giám khảo lẫn những thí sinh khác.
Chúng tôi gọi một món cocktail với yêu cầu “cứ làm món mà bạn thích” và được thưởng thức chính món mà bạn dự thi, mang tên “Đam mê” gồm những trái cây tươi mát mà bạn tìm được ở chợ Bến Thành như thơm, chanh dây… để nói về chính niềm đam mê của nghề.
Trước khi chia tay, Mỹ còn gửi tới chúng tôi một triết lý khác từ ly cocktail: “Không có ly nước nào ngon nhất, chỉ có ly nước phù hợp nhất với từng người”. Chúng tôi nhận về và lan man nghĩ, thực ra, câu ấy không chỉ đúng với việc uống mà còn đúng với nhiều điều khác trong cuộc sống, ví dụ như chọn ngành nghề để phát triển bản thân: không có ngành nào là “vip” nhất, chỉ có nghề phù hợp với từng người hay không. Nếu bạn yêu pha chế và thích phiêu du với từng món nước do mình thực hiện, sáng tạo thì hãy chọn học nghề bartender…